Lấy chồng xa, giống như có chân mà không thể về quê…

au có yêu ai, cũng đừng yêu người xa quá, nhà có đứa con gái út. Lựa yêu gần gần rồi lấy. Lấy xa quá, sau có con bế bồng thì vất vả.

Nhâm nghe mẹ nói, chỉ thấy mẹ lo xa, mẹ nghĩ nhiều chứ chẳng thể hiểu được rằng: “Bố mẹ nào cũng thương con, là con trai lo một, con gái lại lo trăm bề, chỉ mong sao con có được mái ấm hạnh phúc, được vậy cũng mừng lòng”.

Nhâm trải qua vài mối tình thời còn đi học, rồi cũng ra trường. Nhâm không theo học tiếp vì học không giỏi, cũng không yêu thích đèn sách. Cô xin mẹ đi làm công ty may gần nhà.

Những tưởng cuộc đời cứ bình thường trôi đi, làm công ty sáng đi tối về như bao người khác. Nhưng cuộc đời vốn không như mơ, công ty may cô làm, việc thì vất vả, tăng ca sớm tối lương cũng chẳng được bao nhiêu. Mới tốt nghiệp cấp 3, cô còn trẻ, vẫn còn tư tưởng thích bay nhảy, không muốn làm cố định, luôn tìm kiếm những công việc lương cao hơn ở những công ty khác.

Thế là cô từ miền Bắc, lại muốn vào Nam lập nghiệp. Cô nghĩ rằng: Sài Gòn chính là nơi có thể giữ chân cô lại với đồng lương xứng đáng. Nên mặc dù bố mẹ khuyên ngăn, cô vẫn quyết định rời quê.


Cô quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, mặc bố mẹ khuyên can. Ảnh minh họa.

Đến với thành phố nhộn nhịp và rộng lớn ấy, cô xin làm ở một xưởng dệt may. Và cô gặp anh, một người con trai quê Tiền Giang – nơi miệt vườn sông nước. Rồi họ quen nhau, dần nảy sinh tình cảm.

Yêu được không lâu, cô gọi điện về cho mẹ, nói chuyện hai đứa, mẹ vì lo xa, lại thương cô nên khuyên cô không nên yêu xa như thế, rồi không đến đâu được lại làm khổ nhau.

Cô không nghe, nói rồi cúp máy. Cả tháng trời cũng không điện thoại về một lần như trước nữa.

Tình yêu tuổi trẻ, còn bồng bột và thiếu chín chắn. Cô và anh đã đi quá giới hạn.

Một tháng sau, cô biết mình mang bầu, cô hỏi anh, anh băn khoăn không biết thế nào lại buông lời nói cô bỏ đứa bé.

Cô đau đớn nhìn anh rồi hét lên: “Nó là con của anh đấy, sao anh có thể nói là bỏ nó đi chứ?”.

Đêm đó, cô nhấc máy gọi điện cho mẹ, kể hết sự tình. Mẹ cô bàng hoàng trước từng lời nói của cô, cố gắng lắm mới bình tĩnh lại, khuyên cô giữ lại đứa bé.

– Mọi chuyện đã lỡ đến thế này rồi, con phải giữ đứa bé lại. Đứa bé không có tội tình gì, bỏ đi tội nghiệp. Các con không nuôi, không chăm được thì cứ sinh ra, rồi để bố mẹ chăm cho.

Cô gạt nước mắt vâng lời rồi cúp máy. Cô hẹn gặp anh nói chuyện. Anh nghe xong, sau một hồi suy nghĩ, anh nói sẽ cưới cô. Nhưng cô phải cùng theo anh về nhà, để anh thưa chuyện với bố mẹ, bố mẹ anh khó tính, chưa chắc đã cho cưới.

Nghĩ đến đứa con trong bụng, cô nhận lời. Tuần đó, cô mua vé xe, cùng anh về nhà.

Nhà anh không có điều kiện, chỉ có đất đai rộng rãi, bố mẹ anh cũng không dễ dàng nhận cô và đứa cháu, nói sẽ cưới cô nếu như cô đảm bảo đứa bé trong bụng là cháu của họ, thêm nữa, việc đón dâu cũng cử đại diện bên đằng trai là bác ra đón. Ba mẹ anh nói say xe không đi được.

Chỉ nói như thế, rồi họ bảo đằng gái định ngày cưới rồi đón về, không cần làm thủ tục rườm rà.

Ngày cưới của Nhâm được chọn, cưới gấp, nhà trai nói không cần chụp album ảnh cưới để tiết kiệm chi phí. Thiết nghĩ đời người cưới có một lần, ảnh cưới không chụp, đón dâu không có mẹ chồng, cô còn gì để xấu hổ hơn nữa.

Nhưng cô lại không thể để con mình sinh ra mà bị người đời giễu cợt là không có bố. Cô chấp nhận.

Đêm trước ngày cô lên xe hoa, cô nằm bên mẹ, mẹ ôm cô vào lòng, cô không nói gì, mẹ cô cũng không nói gì, cả hai cứ thế khóc ướt gối.


xa, dịp lễ Tết, tang sự cũng chưa chắc có thể về quê. Ảnh minh họa.

Sáng hôm ấy, nhà trai đến, đám cưới tổ chức qua loa, rồi cô bước lên xe hoa về nhà chồng.

Cô ôm chặt mẹ, thì thầm:

– Tết năm nay con sẽ về, nhất định thế!

Nói rồi cô bước đi, mà không biết rằng. Cả cuộc đời cô đã chuyển sang một trang khác.

Tết năm ấy, cô mang bầu vượt mặt, không thể về quê. Tết năm sau, con thơ nhỏ dại, cô không thể về thăm gia đình.

Rồi đến 5 năm trời, ông bà nội mất, một cái hẹn để trở về cô cũng không thể thực hiện được.

, gia đình điều kiện, nhà chồng hào phóng có thể cho con dâu về thăm nhà mỗi khi Tết đến, nhà có tang, có chuyện thì còn có thể chạy về. mà kinh tế khó khăn, gia đình nhà chồng không cho về, thì không khác gì mất con.

Thiết nghĩ, việc hôn nhân đại sự, cần suy xét, thấu đáo trước sau, cũng cần nghĩ đến bố mẹ, người đã sinh thành, nuôi chúng ta khôn lớn chứ không thể nhắm mắt đưa chân, đến đâu thì đến như thế được…

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *